Xét nghiệm di truyền sự thay đổi lại cấu trúc NST trước làm tổ (PGT-SR)

PGT-SR là xét nghiệm để phát hiện các bất thường trong cấu trúc NST của phôi do bố hoặc mẹ mang chuyển đoạn cân bằng nhiễm sắc thể.

Xét nghiệm di truyền trước làm tổ (PGT)

PGT (Preimplantation Genetic Testing) là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường về di truyền ở các phôi (ít phổ biến hơn là thể cực của trứng) được tạo ra qua quá trình thụ tinh ống nghiệm/tiêm tinh trùng vào bào tương (IVF/ICSI).

Tăng khả năng đậu thai, giảm nguy cơ sảy thai; Tránh rủi ro về sức khỏe khi phải cấy phôi đôi hoặc ba; Giảm số chu kỳ làm IVF cần để đậu thai, giảm thời gian cần để có thai thành công; Tăng cơ hội con sinh khỏe mạnh…

Xét nghiệm di truyền sự thay đổi lại cấu trúc NST trước làm tổ (PGT-SR)

PGT-SR (pre-implantation genetic testing for Chromosomal structural rearrangements, PGT-SR) là tên viết tắt của xét nghiệm chẩn đoán bất thường cấu trúc NST trước chuyển phôi. Đây là một xét nghiệm di truyền được tiến hành trên mẫu phôi nhằm giảm thiểu nguy cơ mang thai có bất thường di truyền liên quan đến cấu trúc nhiễm sắc thể.

PGT-SR xét nghiệm chẩn đoán bất thường cấu trúc NST trước chuyển phôi

Các bất thường cấu trúc NST, PGT-SR có thể sàng lọc

Mất đoạn NST có nghĩa là một phần của NST bị thiếu hoặc “bị mất”. Mất đoạn có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của bất kỳ NST nào. Một số mất đoạn rất nhỏ được gọi là vi mất đoạn. Mất đoạn và vi mất đoạn NST có thể dẫn đến các tình trạng khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển cũng như dị tật bẩm sinh. Một số bệnh lý mất đoạn phổ biến: Hội chứng Cri du Chat (hội chứng mèo kêu), Hội chứng Wolf-Hirschhorn (hội chứng 4p), Hội chứng DiGeorge (hội chứng mất đoạn 22q11.2), Hội chứng Prader-Willi (hội chứng mất đoạn 15q11-q13), gây ra bởi vi mất đoạn trên cánh dài NST 15).

NST mất đoạn

Lặp đoạn đôi khi được biết đến như trisomy một phần, xảy ra khi có thêm một bản sao của một đoạn NST. Lặp đoạn NST có thể dẫn đến các tình trạng khuyết tật trí tuệ cũng như dị tật bẩm sinh.

NST lặp đoạn

Chuyển đoạn là hiện tượng trao đổi đoạn giữa hai NST, có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn hòa hợp tâm.

  • Chuyển đoạn tương hỗ: mỗi NST đứt một chỗ và trao đổi đoạn đứt cho nhau, hình thành hai NST mới và cả hai đều thay đổi hình thái nếu đoạn trao đổi khác nhau về kích thước. Người mang NST chuyển đoạn tương hỗ không mất chất liệu di truyền và có kiểu hình bình thường nên gọi là chuyển đoạn cân bằng. Bệnh lý chuyển đoạn thường gặp nhất là bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML).

NST chuyển đoạn tương hỗ

  • Chuyển đoạn hòa hợp tâm (Chuyển đoạn Robertson): chuyển đoạn tương hỗ và chỉ xảy ra với NST tâm đầu (NST có tâm gần với đầu), trong đó hai NST bị đứt ngang qua miền gần tâm, các đoạn đứt chuyển đoạn cho nhau tạo nên một NST bất thường chứa nhánh dài của hai NST tâm đầu chuyển đoạn và một NST rất nhỏ chứa nhánh ngắn của hai NST tâm đầu chuyển đoạn, NST này sẽ bị tiêu biến. Những người mang chuyển đoạn tương hỗ cân bằng và chuyển đoạn hòa hợp tâm có thể gặp nguy cơ: vô sinh, sảy thai liên tiếp, sinh con bị dị tật bẩm sinh, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển.

NST chuyển đoạn hòa hợp tâm

Đảo đoạn xảy ra khi một NST bị phá vỡ ở hai vùng và kết quả là đoạn ADN được đảo ngược và chèn lại vào NST. Một số bệnh lý đôi khi được tìm thấy do đảo đoạn, chủ yếu là do sự gián đoạn trực tiếp của một gen hoặc do thay đổi biểu hiện gen.

NST đảo đoạn

Đối tượng khuyến nghị thực hiện xét nghiệm PGT-SR

  • Tuổi của người mẹ cao (≥ 36 tuổi): nguy cơ gặp phải các bất thường về di truyền (hội chứng Down) tỉ lệ thuận với tuổi mẹ.
  • Phụ nữ bị sảy thai nhiều lần (liên tiếp ≥ 3 lần): 50% trường hợp sảy thai là do bất thường NST, khi phôi không có bất thường di truyền sẽ có nhiều cơ hội phát triển thành em bé khỏe mạnh.
  • Người có bất thường về NST các bất thường tại một số NST có thể không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, tuy nhiên những trẻ có thể sẽ sinh ra với dị tật bẩm sinh và suy giảm nhận thức.
  • Tiền sử thất bại làm tổ (≥ 3 lần): một số bất thường về NST có thể làm giảm khả năng làm tổ của phôi thai trong tử cung.

Ưu điểm của xét nghiệm PGT-A tại Genome

– Phương pháp: Reproseq – Thermo (Mỹ), độ phân giải cao với 3000 bin dữ liệu, độ nhạy 100%, đặc hiệu 99,99%, chiều dài đoạn đọc dài gấp 5 lần các bộ kit khác, số lần đọc sau lọc trên 1.500.000 lần/mẫu, có thể phát hiện thêm mất đoạn đến 2Mb.
– Hệ thống sử dụng: Hệ thống giải trình tự Ion Studio S5 Prime, Thermo Fisher, Mỹ.
– Hệ thống chuẩn bị mẫu tự động Ion Chef, Thermo Fisher, Mỹ.
– Phần mềm phân tích tự động xác định thể khảm, % khảm và trên 130 tổn thương cấu trúc nhiễm sắc thể: Ion Reporter, Thermo Fisher, Mỹ.
– Thời gian thực hiện bằng tay ít, chủ yếu tự động trên máy (75%).
– Loại mẫu: mẫu sinh thiết của phôi giai đoạn phân chia hoặc phôi nang (phôi ngày 3 đến ngày 5).

Phòng giải phẫu bệnh tế bào học

Quy trình thực hiện PGT-A

Tư vấn về xét nghiệm -> Lấy mẫu phôi sinh thiết ngày 3 – ngày 5 -> Phân tích mẫu tại Genome
Chuyển phôi đã chọn <- BS tư vấn chọn phôi chuyển <- Genome trả kết quả cho bác sĩ <-

Đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm

PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn

Trưởng phòng Phân tích hệ gen, Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu gen với nhiều công trình được công bố trong và ngoài nước như: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trong sàng lọc bệnh Parkinson có yếu tố di truyền (2019-2020, đề tài cấp quốc gia); Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trong sàng lọc trước sinh không xâm lấn (2021-2022, đề tài cấp quốc gia).

TS.BS. Đặng Tiến Trường

Giảng viên Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y; thành viên Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, viện Nghiên cứu Y Dược học, Học viện Quân y

TS.BS. Đặng Tiến Trường được đào tạo chuyên sâu về phân tích di truyền tại các đơn vị hàng đầu trong và ngoài nước. TS Trường tham gia và chủ trì thực hiện nhiều nghiên cứu về phân tích di truyền trước làm tổ ở cấp quốc gia và hợp tác quốc tế như: Đánh giá độ chính xác của kỹ thuật NGS trong sàng lọc lệch bội trước làm tổ (2016, Hợp tác ĐHQG Singapore); Đánh giá đa hình của một số marker STR trong phân tích di truyền trước làm tổ Hemophilia A (2018, Hợp tác ĐHQG Singapore); Kỹ thuật làm giàu DNA phôi thai cải thiện độ chính xác của kỹ thuật NIPT (2019, Quốc gia)…

Xem thêm:

Trung tâm xét nghiệm Genome

Công nghệ tiên tiến tại Genome

Xét nghiệm PGT-A

Xét nghiệm PGT-M

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ