Xét nghiệm bệnh lý đơn gen trước làm tổ (PGT-M)

PGT-M là xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh đơn gen, giúp các cặp vợ chồng mang gen bệnh sinh con không bị bệnh hoặc không mang gen bệnh từ bố hoặc mẹ. Một số bệnh di truyền đơn gen được biết đến gồm hội chứng tan máu bẩm sinh (Thalassemia), bệnh máu khó đông (Hemophilia), loạn dưỡng cơ Dunchene, bệnh teo cơ tủy.

Xét nghiệm di truyền trước làm tổ (PGT)

PGT (Preimplantation Genetic Testing) là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường về di truyền ở các phôi (ít phổ biến hơn là thể cực của trứng) được tạo ra qua quá trình thụ tinh ống nghiệm/tiêm tinh trùng vào bào tương (IVF/ICSI).

Tăng khả năng đậu thai, giảm nguy cơ sảy thai; Tránh rủi ro về sức khỏe khi phải cấy phôi đôi hoặc ba; Giảm số chu kỳ làm IVF cần để đậu thai, giảm thời gian cần để có thai thành công; Tăng cơ hội con sinh khỏe mạnh…

Xét nghiệm bệnh lý đơn gen trước làm tổ (PGT-M)

PGT-M (Preimplantation gentic Testing for a Monogenic gen Defect) là xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi cho các bệnh đơn gen áp dụng với cấc cặp vợ chồng mang các bất thường di truyền đã biết.

PGT-M được thực hiện trên phôi đã được tạo thông qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bằng cách phân tích ADN từ phôi. Những phôi không bị bệnh di truyền có thể được xác định và ưu tiên lựa chọn để chuyển vào tử cung người mẹ.

Bệnh đơn gen mà PGT-M có thể sàng lọc

Bệnh đơn gen: DNA trong nhiễm sắc thể chứa các đoạn gen được gói gọn và xếp chặt có thứ tự bởi quá trình cô đặc DNA (DNA condensation), để có thể vừa vặn trong một thể tích nhỏ của tế bào. Thông tin di duyền trong một bộ gen được lưu trữ bởi các gen, và tập hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật được gọi là kiểu gen. Mỗi gen là một đơn vị của tính di truyền và là một đoạn của DNA có ảnh hưởng tới một đặc tính cụ thể trong cơ thể sinh vật.

Bệnh đơn gen bị gây ra bởi những rối loại đơn gen. Những rối loạn này là kết quả của một gen khiếm khuyết duy nhất trên các NST thường. Chúng được di truyền theo định luật Mendel. Đột biến có thể tự phát, và không có tiền sử gia đình trước đó. Các kiểu di truyền có thể trội trên NST thường, lặn trên NST thường hoặc lặn liên kết X. Đối với nhiều tình trạng, thậm chí có thể có các đột biến khác nhau trong gen có thể gây bệnh, ví dụ, trong bệnh xơ nang có hơn 200 đột biến có thể xảy ra trong gen nhưng chúng hầu hết tạo ra cùng một dạng bệnh.

Các bệnh lý đơn gen có thể sàng lọc

Alpha Thalassemia Loạn sản biểu mô ruột bẩm sinh
Beta-Thalassemia Rối loạn chuyển hóa Glycine

Teo cơ tủy SMA

Hội chứng thiếu kết dính bạch cầu loại 1
Hemophilia A Thiếu hụt 3-methylcrotonyl-CoA carboxylase
Hemophilia B Rối loạn sinh tổng hợp Peroxisome loại 4A và 4B
Loạn dưỡng cơ Duchenne Nhão da
Loạn sản xương bẩm sinh Tăng sản thượng thận bẩm sinh
Fowler Syndrome Cứng khớp bẩm sinh
Pompe (Cơ tim phì đại) Thiểu năng trí tuệ liên quan đến gen TRAPPC9
Thận đa nang Bạch tạng mắt da
Não úng thủy Thiếu hụt men citrin
Thiếu men PNPO Hội chứng thực bào máu
Phenylketon niệu U sợi thần kinh loại 1
Xơ nang Lõi cơ trung tâm bẩm sinh

Quy trình thực hiện PGT-M

Bước 1- Tư vấn hỗ trợ: Các cha mẹ tương lai nhận tư vấn với cố vấn di truyền và thảo luận, thực hiện các xét nghiệm di truyền của họ và những thành viên khác trong gia đình.

Bước 2- Chuẩn bị PGT-M: Tại phòng thí nghiệm, GENOME sẽ thiết kế một quy trình duy nhất cho mỗi gia đình. Sở dĩ quy trình của mỗi gia đình đều khác biệt là do sự đặc thù trong kiểu đột biến gen mà mỗi gia đình mắc phải đòi hỏi những phương pháp riêng để giải quyết.

Bước 3 – IVF: Phôi được tạo thông qua một chu kì IVF và nuôi đến ngày 3 đến ngày 5.

Bước 4 –Sinh thiết phôi: Một vài tế bào được sinh thiết cẩn thận từ phần phôi được gửi đến phòng thí nghiệm GENOME

Bước 5 – PGT-M: Quy trình được thiết kế riêng cho gia đình đó sẽ được thực hiện trên mẫu phôi và kết quả được gửi lại cho trung tâm IVF

Bước 6 – Chuyển phôi: Dựa trên báo cáo phân tích từ GENOME, các bác sĩ sẽ chọn phôi có chất lượng tốt nhất dể chuyển. Phôi có thể được bảo quản động lạnh, sử dụng trong tương lai.

Phòng lấy mẫu

Lợi ích

Xét nghiệm PGT-M kiểm tra chặt chẽ các đột biến và khu vực NST bao quanh đột biến đó. Phân tích di truyền liên kết được sử dụng để xác định cụm gen di truyền chứa đột biến và chẩn đoán từng phôi mang hoặc không mang bệnh.

PGT-M có thể được thực hiện cho trên 99% các bệnh rối loạn di truyền đơn gen với độ chính xác trên 95% đánh giá được phôi mang bệnh hay phôi bất thường. Nhờ vậy và phương pháp này đem lại những lợi ích sau cho các ặp vợ chồng:

  • Tăng tỉ lệ đậu thai và sinh con khỏe mạnh cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
  • Giúp các gia đình giảm rủi ro sinh con mắc bệnh di truyền, nhờ đó cải thiện chất lượng gen cho các thế hệ sau này.

Đối tượng khuyến nghị

PGT-M phù hợp với những cặp vợ chồng mắc phải rối loạn đơn gen như những trường hợp sau:

  • Vợ và chồng mang cùng một tính trạng lặn di truyền (Xơ nang, Thalassemia…)
  • Vợ hoặc chồng mang đột biến liên kết NST X (loạn dưỡng cơ Duchenne)
  • Vợ hoặc chồng mang tính trạng trội di truyền  (Huntington)
  • Vợ hoặc chồng có đột biến liên quan đến ung thư di truyền (BRCA1&2)
  • Đã có con hoặc mang thai mang một rối loạn đơn gen
  • Thực hiện kết hợp xét nghiệm HLA

Xét nghiệm PGT-M tại Genome

Sử dụng công nghệ WGA khuếch đại chính xác bộ gen với sai lệch trình tự không đáng kể và độ bao phủ cao đạt được với công nghệ MDA cải tiến. Khác với công nghệ WGA dựa trên PCR, công nghệ MDA cải tiến có độ tin cậy cao được tăng lên đến 1000 lần, tránh kết quả dương tính hoặc âm tính giả.

Xác định đột biến bằng phương pháp trực tiếp (giải trình tự Sanger) và phương pháp gián tiếp (xây dựng hệ thống marker STR); sự kết hợp này tạo phương pháp PGT-M được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trước làm tổ bệnh đơn gen, với độ chính xác cao nhất (Khuyến cáo của ESRHE, 2020).

Cá thể hóa cho từng gia đình (với gia đình có bệnh đơn gen; có mất/lặp đoạn nhỏ không xác định được bằng kỹ thuật PGT-SR hiện tại).

– PGT-M tại Genome bao phủ cho hầu hết các bệnh đơn gen.

– Genome thiết lập PGT – M cho tất cả bệnh lý di truyền Mendel (cả các bệnh mới)

– Được tư vấn bởi chuyên gia di truyền tìm tổn thương và sau khi tìm tổn thương gen, sàng lọc phôi.

Đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm

PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn

Trưởng phòng Phân tích hệ gen, Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu gen với nhiều công trình được công bố trong và ngoài nước như: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trong sàng lọc bệnh Parkinson có yếu tố di truyền (2019-2020, đề tài cấp quốc gia); Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trong sàng lọc trước sinh không xâm lấn (2021-2022, đề tài cấp quốc gia).

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà

Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học Truyền máu trung ương

TS Hà có nhiều Thành tích nổi bật trong hoạt động chuyên môn như: Xây dựng phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh thalassemia; Xây dựng phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt; Xây dựng quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia…

TS.BS. Đặng Tiến Trường

Giảng viên Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y; thành viên Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, viện Nghiên cứu Y Dược học, Học viện Quân y

TS.BS. Đặng Tiến Trường được đào tạo chuyên sâu về phân tích di truyền tại các đơn vị hàng đầu trong và ngoài nước. TS Trường tham gia và chủ trì thực hiện nhiều nghiên cứu về phân tích di truyền trước làm tổ ở cấp quốc gia và hợp tác quốc tế như: Đánh giá độ chính xác của kỹ thuật NGS trong sàng lọc lệch bội trước làm tổ (2016, Hợp tác ĐHQG Singapore); Đánh giá đa hình của một số marker STR trong phân tích di truyền trước làm tổ Hemophilia A (2018, Hợp tác ĐHQG Singapore); Kỹ thuật làm giàu DNA phôi thai cải thiện độ chính xác của kỹ thuật NIPT (2019, Quốc gia)…

Julian MH., LEE

Chủ tịch Hiệp hội tư vấn di truyền chuyên nghiệp ở châu Á (PSGCA), Thư ký Hội tư vấn di truyền Malaysia (GCSM)

Chuyên viên tư vấn di truyền, chứng nhận bởi Hội tư vấn di truyền Úc, 18 năm kinh nghiệm tư vấn di truyền lâm sàng bệnh hiếm, di truyền sinh sản và ung thư. Tốt nghiệp sau đại học về tư vấn di truyền lâm sàng tại ĐH Melbourne. Thành viên sáng lập của Hiệp hội bệnh hiếm Malaysia (MRDS).

Xem thêm:

Trung tâm xét nghiệm Genome

Công nghệ tiên tiến tại Genome

Đối tác của Genome

Xét nghiệm PGT-SR

Xét nghiệm PGT-A

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ