Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm acid uric máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý gây tăng hoặc giảm acid uric trong máu. Xét nghiệm này thường rất hữu ích trong xác định bệnh gout, bệnh thận và một số tình trạng khác.

1. Xét nghiệm acid uric máu là gì?

Acid uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy các bazơ purin ngoại sinh có trong thực phẩm hoặc purin nội sinh tạo ra trong quá trình phá hủy tế bào tự nhiên trong cơ thể. Quá trình này được thực hiện chủ yếu ở gan, sau đó acid uric được lọc ở thận và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu, một ít acid uric được thải qua đường tiêu hóa.

Xét nghiệm acid uric là một phần của khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Từ đó kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric hoặc giảm thải acid uric, cũng như tầm soát các bệnh lý do tăng acid uric máu gây ra.

PGS.TS Lê Thị Tuyết tư vấn cho khách hàng trước khi xét nghiệm tại Genome

2. Đối tượng nên làm xét nghiệm acid uric máu

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm acid uric trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán bệnh gout khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng phù hợp. Xét nghiệm acid uric máu cũng được thực hiện theo định kỳ để theo dõi người bệnh gout trong quá trình điều trị.
  • Theo dõi chức năng thận sau một tổn thương, chẩn đoán các rối loạn chức năng thận hoặc tìm nguyên nhân sỏi thận.
  • Theo dõi bệnh nhân trước và sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị để chắc chắn acid uric trong máu không tăng quá cao.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm Acid uric

Xét nghiệm acid uric có thể được chỉ định để theo dõi bệnh gout, suy giảm chức năng thận, suy thận, các bệnh máu và thiếu máu do tan máu, bệnh nhân nghiện rượu. Ở bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị, xét nghiệm acid uric đảm bảo rằng nồng độ acid acid không tăng cao nguy hiểm.

Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp là:

  • Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, hải sản, uống nhiều rượu bia.
  • Người bệnh có bất thường về enzym chuyển hóa, dễ bị rối loạn phóng thích acid uric qua đường tiểu.
  • Người bệnh gout, gây các đợt viêm khớp cấp tính.
  • Người bệnh có tăng acid uric máu tiên phát (có đến 30% bệnh nhân gout thuộc loại vô căn).
  • Người bệnh mắc các bệnh lý ung thư như đa u tủy xương, ung thư di căn… và/hoặc đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị. Các phương pháp này làm tăng hủy hoại tế bào, gây tăng acid uric máu.
  • Người bệnh bị suy thận, chức năng thận suy giảm sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Người bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc tuyến giáp
  • Người bệnh béo phì hoặc do nhịn đói quá mức.
  • Ngộ độc chì.
  • Người bệnh có nhiễm toan lactic, suy tim ứ huyết..
  • Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật, hội chứng HELLP)
  • Sử dụng các thuốc gây giảm đào thải acid uric qua đường nước tiểu (aspirin, thuốc lợi tiểu..).
  • Bệnh lý nhiễm virus Epstein-Barr.
Trong 1 số trường hợp thai phụ cần xét nghiệm acid uric máu

Acid uric trong máu có thể giảm trong trường hợp như:

  • Hội chứng Fanconi: là một bệnh lý rối loạn chức năng ống thận hiếm gặp, khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric, kali… giảm làm nồng độ các chất này giảm trong máu.
  • Bệnh Wilson là một bệnh lý di truyền gây tích tụ đồng dư thừa trong cơ thể.
  • Hội chứng SIADH ( hội chứng tiết hormone bài niệu không thích hợp).
  • Chế độ ăn nghèo các thực phẩm chứa nhân purin, bệnh nhân nghiện rượu hoặc mắc các bệnh lý gan, thận.
  • Bệnh Celiac, bệnh Hodgkin, bệnh lý to đầu chi.
  • Sử dụng các thuốc gây tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu (allopurinol, cortison, salicylad, acid ascorbic…)
  • Sử dụng các thuốc gây độc tế bào trong quá trình điều trị ung thư.

4. Quy trình xét nghiệm Acid uric

  • Xét nghiệm acid uric trong máu được thực hiện vào buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất là 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc, không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, các chất kích thích, đồ uống có cồn… Mẫu máu sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, ly tâm trước khi tiến hành phân tích. 
  • Nguyên lý xét nghiệm: Đo màu sử dụng men.
  • Phương pháp: Tự động hoàn toàn.
  • Hệ thống sử dụng: Cobas C501, Roche, Thụy Sỹ.
  • Thời gian thực hiện: 1-2 giờ.
  • Loại mẫu: Máu tĩnh mạch.

Trung tâm xét nghiệm Genome

Khu vực lễ tân
Phòng lấy mẫu
Phòng giải phẫu bệnh tế bào học
Phòng Hóa sinh Huyết học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ