Xét nghiệm đường máu

Glucose (còn được gọi là đường) trong máu là nguồn năng lưng chính cho các hoạt động của cơ thể. Thông thường lượng glucose trong máu luôn ở một khoảng hằng định đảm bảo duy trì quá trình hoạt động cũng như chuyển hóa trong cơ thể nhưng cũng có lúc glucose tăng lên bất thường là dấu hiệu thể hiện một tình trạng bệnh lý như đái tháo đường. Chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể nồng độ đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về chuyển hóa mà cơ thể có nguy cơ mắc phải.

Xét nghiệm đường máu là gì?

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm được thực hiện để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ insulin không ở mức bình thường hoặc giảm sự nhạy cảm với insulin ở mô đích. Từ đó dẫn đến sự thay đổi của nồng độ đường trong máu và gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm đường huyết giúp kiểm tra bệnh tiều đường

Xét nghiệm đường máu là phương pháp chính xác để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường trong máu chia thành nhiều loại như:

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm được tiến hành sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, bệnh nhân không ăn uống gì, ngoại trừ nước lọc. Xét nghiệm đường trong máu lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường

– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Giống với tên xét nghiệm bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày. Xét nghiệm không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn và có thể tiến hành nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp nồng độ đường trong ngày không ổn định thì cần được kiểm tra và thăm khám kỹ càng hơn.

– Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống: Đây là xét nghiệm tiểu đường và rối loạn dung nạp đường huyết. Mẫu máu được lấy sau khi uống chất lỏng có chứa đường. Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống thường được áp dụng chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

– Xét nghiệm HbA1c máu: Xét nghiệm nhằm mục đích đo lượng đường ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu. Về thực chất xét nghiệm HbA1c máu có thể sử dụng để chẩn đoán tiểu đường. Bên cạnh đó, lượng HbA1c còn có th dùng để đánh giá nồng độ đường trung bình trong máu trong thời gian dài, cho biết người bị tiểu đường có đang kiểm soát bệnh tốt hay không. Và chúng còn được gọi là đường huyết ước đoán.

Kiểm tra đường thay đổi trong máu rất quan trọng với các thai phụ

Định lượng đường trong máu

Định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/L−5.6 mmol/L khi đói.

Glucose máu có thể tăng cao trong các trường hợp:

  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận
  • Bệnh nhân đang dùng ACTH, corticoid
  • Nhiễm độc giáp nặng, choáng, bỏng, viêm màng não, tình trạng stress….
  • Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số glucose máu có thể tăng

Glucose máu giảm trong các trường hợp:

  • Bệnh u tụy
  • Dùng quá liều insulin hay thuốc điều trị tiểu đường
  • Suy giảm chức năng một số tuyến nội tiết: thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên
  • Suy giảm chức năng gan, xơ gan giai đoạn cuối.
  • Sau cắt đoạn dạ dày
  • Rối loạn hệ thần kinh tự động.
Định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/L−5.6 mmol/L khi đói. Tuy nhiên việc đánh gia kết quả nên được tư vấn bởi các chuyên gia, bác sĩ.

Đối tượng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm glucose máu được chỉ định với bất kỳ đối tượng nào, dù là người bệnh tiền đái tháo đường, người bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 hay kể cả người bình thường đến kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Một số trường hợp cần lưu ý hơn bao gồm:

  • Người có triệu chứng về mức đường huyết cao hoặc mức đường huyết thấp.
  • Các triệu chứng của lượng đường trong máu cao bao gồm: Khát nước và đi tiểu nhiều (đi tiểu), mờ mắt, vết thương lâu lành, giảm cân bất thường,…
  • Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm: Cảm thấy run rẩy hoặc bồn chồn, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh,…
  • Người có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 cũng nên xét nghiệm đường máu:
  • Thừa cân, béo phì
  • Từ 45 tuổi trở lên
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Bị huyết áp cao
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể thực hiện xét nghiệm glucose máu vào khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, xét nghiệm glucose máu cũng được áp dụng trong các trường hợp chẩn đoán và kiểm soát các rối loạn chuyển hóa carbohydrat khác,  kiểm tra trước phẫu thuật, kiểm tra sức khoẻ định  kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ nên việc xét nghiệm đường máu là rất quan trọng.

Ưu điểm của xét nghiệm đường máu tại Genome

Xét nghiệm đường máu là xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng, sau khi được lấy máu, mẫu máu sẽ được đưa đi xét nghiệm cho kết quả sau 1 tiếng đến 2 tiếng kể từ khi lấy mẫu.

Hệ thống sử dụng: Cobas C501, Roche, Thụy Sỹ

Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, quy trình khép kín.

Thời gian thực hiện: 1-2 giờ

Loại mẫu: Máu tĩnh mạch. 

Mẫu được phân tích trực tiếp tại Trung tâm xét nghiệm Genome đạt chuẩn quốc tế, với quy trình khép kín.

Những điều cần lưu ý trước và sau khi xét nghiệm

Nếu làm xét nghiệm đường huyết đói không được ăn hoặc uống trong 8 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu quá khát bạn có thể uống nước lọc. Đó chính là lý do bạn nên thực hiện loại xét nghiệm này vào buổi sáng. Hoặc gọi điện đến bệnh viện để đặt lịch cụ thể và chính xác để xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm lượng đường trong máu bất kỳ, người bệnh có thể ăn uống.

Stress nghiêm trọng là lý do làm cho lượng đường trong máu tăng tạm thời. Thế nên, người bệnh cần chú ý luôn giữ cho tình thần thoải mái vui vẻ để kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Thông báo với bác sĩ, kỹ thuật viên lấy mẫu về các loại thuốc đang dùng khi thực hiện xét nghiệm đường máu.

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bao gồm: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược… Vì trên thực tế có nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường máu. Ví dụ: Acetaminophen, Corticosteroids, Steroids, Thuốc lợi tiểu, Thuốc viên tranh thai, Liệu pháp hormone, Aspirin, Thuốc chống loạn thần kinh không điển hình, Lithium, Epinephrine, Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Thuốc ức chế imao, Phenytoin, Những thuốc nhóm sulfonylurea…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ