Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm chức năng thận là phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, giúp xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của cơ quan trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này giúp bác sĩ đưa ra chn đoán bệnh chính xác và theo dõi hiệu quả điều trị các bệnh lý về thận.

Các xét nghiệm khác nhau để đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa protein của cơ thể, các protein ngoại sinh được chuyển hóa thành acid amin nhờ các protease của đường tiêu hóa sau đó được chuyển hóa tiếp và cuối cùng thành CO2 và NH3. Ure luôn tồn tại trong máu, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các bệnh về thận.

  • Giá trị ure máu bình thường dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.
  • Ure máu tăng khi chế độ ăn chứa quá nhiều protein hoặc trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, suy tim sung huyết…
  • Ure máu giảm trên phụ nữ có thai hoặc chế độ ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch…

Xét nghiệm creatinin máu

Creatinin là sản phẩm thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và thận duy trì creatinin trong máu ở một nồng độ hằng định nên nồng độ của creatin máu phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

  • Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl hoặc 53-106 mmol/l và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl hoặc 44-97 mmol/l.
  • Khi nồng độ creatinin máu tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Đặc biệt với bệnh nhân suy thận, cấp độ suy thận càng nặng, chỉ số creatinine càng cao.
  • Creatinin tăng cao trong trường hợp suy thận cấp và mạn tính, suy tim mất bù, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, lupus ban đỏ hệ thống, sỏi thận, u bàng quang…
  • Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính…
Phòng lấy mẫu

Xét nghiệm điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

Sodium (Natri): natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Nồng độ natri cần thiết để duy trì sự cân bằng chất lỏng và axit-bazơ và cho chức năng thần kinh cơ. Thận khỏe mạnh sẽ thay đổi quá trình bài tiết natri trong nước tiểu để ngăn ngừa tăng natri huyết. Một người bị suy thận có thể không thể bài tiết nhiều natri như bình thường, do đó gây ra chứng tăng natri huyết, có liên quan đến các triệu chứng như: mất phương hướng, cơ bắp co giật, tăng huyết áp…

Potassium (Kali): kali máu ở người bình thường là 3,5- 5.1 mmol/L. Thận chịu trách nhiệm chính trong việc bài tiết kali ra khỏi cơ thể và thay đổi mức độ bài tiết kali theo nồng độ hiện tại trong máu. Một người bị suy thận có thể không thể bài tiết nhiều kali như bình thường, điều này có khả năng gây tăng kali huyết. Tăng kali máu có liên quan đến các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, yếu cơ, tê liệt, tim ngừng đập…

Clo máu: Clo máu bình thường là 90-110 mmol/l. Clo là một anion chính của dịch ngoại bào, cùng với các ion khác giúp tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể. Clo tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với cation như Natri, do đó những thay đổi của nồng độ Clo thường đi kèm những thay đổi tương ứng của nồng độ Natri

Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2-2.6 mmol/L. Có một mối quan hệ qua lại giữa phốt pho và canxi, và mức độ của cả hai chất điện giải này có thể bị ảnh hưởng bởi suy thận. Suy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat, nó có thể dẫn đến việc giữ lại phốt pho và giảm nồng độ canxi trong máu. Hạ calci huyết có liên quan đến các triệu chứng như: co thắt cơ bắp, co giật, loạn nhịp tim, suy tim.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Xét nghiệm này bao gồm kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và test nhanh bằng que nhúng. Với cách thứ hai, que nhúng là một dải đã được xử lý hóa học. Nếu màu sắc que thay đổi khi tiếp xúc với nước tiểu, điều này cho thấy bất thường liên quan đến dư thừa protein, hồng cầu, bạch cầu, glucose…

Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ còn có thể phát hiện được một số rối loạn liên quan đến thận, đường tiết niệu, bao gồm bệnh thận mạn tính, đái tháo đường, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…

Xét nghiệm protein niệu

Protein có thể được thực hiện như một phần của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Khi mẫu tổng phân tích nước tiểu có sự xuất hiện của protein, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng protein niệu 24 giờ nếu cần thiết.

Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0.05 – 0.08g/l/24h (chế độ nghỉ ngơi) và <0.3g/l/24h đối với người trong chế độ luyện tập thể dục thể thao. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận (đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp)… thường bị tăng protein niệu.

Phân tích QC tại phòng Hóa sinh

Một số xét nghiệm khác

Xét nghiệm protein máugiá trị protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Bình thường protein có khối lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận và nước tiểu không có protein. Người mắc bệnh lý thận thường bị giảm protein toàn phần do màng lọc cầu thận bị tổn thương, đặc biệt trong hội chứng thận hư.

Xét nghiệm albumin máugiá trị albumin trong máu bình thường ở mức 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60 % lượng protein toàn phần trong máu. Albumin máu giảm khi chức năng sản xuất albumin của gan bị ức chế, do albumin bị phân hủy nhiều hoặc bị đào thải nhiều qua nước tiểu (bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp…)

Kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường nếu các giá trị của kết quả đều nằm trong giới hạn bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, tùy theo khám lâm sàng và tình huống cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một hoặc một số xét nghiệm, kĩ thuật cận lâm sàng để làm rõ những bất thường đang diễn ra. Bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân. Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận có vai trò quan trọng, giúp các bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe cho người bệnh, từ đó đưa ra kết quả điều trị tốt nhất.

Đối tượng được khuyến cáo thực hiện

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần được thực hiện để kiểm tra, phát hiện bệnh lý cũng như để xác định mức độ bệnh, theo dõi kết quả điều trị. Trường hợp thường chỉ định các xét nghiệm chức năng thận bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: làm các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.
  • Tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận: cần thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.
  • Khi có các biểu hiện suy thận: nên thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn thì có thể thực hiện sinh thiết thận.
  • Có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc các cơ quan vùng bụng: nên làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.
Nên nhịn ăn 6-8 tiếng trước khi làm xét nghiệm chức năng thận

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng thận

Để kết quả xét nghiệm chức năng thận được chính xác, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thông thường, để thực hiện các xét nghiệm chức năng thận, người bệnh phải nhịn ăn trước khi làm thủ thuật ít nhất 8 – 10 tiếng.
  • Không sử dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Nên hạn chế những thực phẩm giàu đạm.
  • Người bệnh cần được bác sĩ tư vấn những vấn đề cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến kết quả

Tất cả các xét nghiệm đánh giá chức năng thận được nêu ở trên có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể..

Xét nghiệm chức năng thận tại Genome.

Các xét nghiệm chức năng thận là xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng.

Mẫu: mẫu máu /Nước tiểu

Kết quả: có sau 1 tiếng đến 2 tiếng kể từ khi lấy mẫu.

Hệ thống sử dụng: Cobas C501, Roche, Thụy Sỹ

Trung tâm xét nghiệm hiện đại theo chuẩn quốc tế với hệ thống máy móc, công nghệ cao, quy trình khép kín đảm bảo chất lượng của từng kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao.

Phòng Hóa sinh Huyết học

Đội ngũ bác sĩ chuyên gia uy tín giàu kinh nghiệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ