Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng của gan thông qua việc đo lường các chỉ số về protein, men gan và bilirubin trong máu. Điều này giúp bác sĩ đưa ra chấn đoán bệnh chính xác và theo dõi hiệu quả điều trị các bệnh lý về gan.

Khái niệm, ý nghĩa xét nghiệm chức năng gan

Hiện có khá nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá chức năng gan, và cùng một xét nghiệm có thể mang các tên gọi khác nhau.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan thường gặp bao gồm:

Xét nghiệm nồng độ alanine transaminase – ALT: Alanine transaminase là một loại enzyme do gan tiết ra, tham gia vào quá trình bẻ gãy các chuỗi protein, và alanine transaminase được tìm thấy chủ yếu ở gan. Nồng độ cao alanine transaminase trong máu gợi ý rằng có tổn thương gan xảy ra khi: viêm gan do virus, viêm gan do rượu, nhiễm độc…

Xét nghiệm nồng độ aspartate transaminase – AST: Aspartate transaminase là một loại enzyme khác được tìm thấy ở gan, và nếu nồng độ aspartate transaminase trong máu cao cũng là dấu hiệu của bệnh lí hoặc gợi ý thương tổn tại gan.

Xét nghiệm nồng độ alkaline phosphatase – ALP: Alkaline phosphatase là một loại enzyme hiện diện tại gan, ống mật và xương, do đó nồng độ alkaline phosphatase sẽ tăng khi tổn thương gan hoặc có bệnh lý về gan, khi tắc mật hoặc khi có bệnh lý về xương.

Xét nghiệm nồng độ albumin và protein toàn phần: Gan sản xuất ra hai loại protein chính là albumin và globulin (albumin chỉ được sản xuất từ gan, globulin còn được sản xuất từ cơ quan khác ngoài gan). Nồng độ của những protein vừa nêu trong máu thấp đồng nghĩa gan đã gặp vấn đề.

Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng của gan thông qua việc đo lường các chỉ số về protein, men gan và bilirubin trong máu

Xét nghiệm nồng độ bilirubin: Bilirubin là thành phần được giải phóng ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy, bình thường quá trình xử lý bilirubin sẽ được gan thực hiện. Nếu gan bị tổn thương, quá trình xử lý bilirubin không đảm bảo dẫn đến tích tụ trong máu và kết quả là gây ra hiện tượng vàng da, vàng niêm mạc mắt.

Xét nghiệm nồng độ gamma glutamyl transferase – GGT: Nồng độ gamma glutamyl transferase cao trong máu có thể là biểu hiện của tổn thương gan hoặc ống mật

Xét nghiệm nồng độ lactate dehydrogenase – LDH: Nồng độ lactate dehydrogenase (là một loại enzyme) tăng cao khi có tổn thương gan xảy ra, nhưng các tình trạng bệnh lí khác cũng có thể gây tăng nồng độ enzyme này.

Xét nghiệm thời gian prothrombin – PT: Đây là một xét nghiệm nhằm xác định thời gian đông máu. Nếu thời gian prothrombin kéo dài thì đây là một dấu hiệu của tổn thương gan, bởi gan là cơ quan sản xuất các yếu tố đông máu. Việc sử dụng các thuốc chống đông, chẳng hạn như warfarin (Coumadin) có thể làm tăng thời gian prothrombin.

Kết quả xét nghiệm sẽ là bình thường nếu các giá trị của kết quả đều nằm trong giới hạn bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, tùy theo khám lâm sàng và tình huống cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một hoặc một số xét nghiệm, kĩ thuật cận lâm sàng để làm rõ những bất thường đang diễn ra. Bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để người bệnh hiểu về tình trạng của bản thân. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan có vai trò quan trọng, giúp các bác sĩ có thể đánh giá sức khỏe của gan cho người bệnh, từ đó đưa ra kết quả điều trị tốt nhất. 

Đối tượng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cần được thực hiện để kiểm tra tình trạng của gan, phát hiện bệnh lý cũng như để xác định mức độ bệnh, theo dõi kết quả điều trị.

Các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý bệnh lý về gan thường gặp bao gồm:

  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Phân nhạt màu.
  • Cảm giác chán ăn.
  • Bụng chướng.
  • Thay đổi tính tình.
  • Cảm giác ốm yếu, mệt mỏi.
  • Hoàng đản (vàng da, vàng củng mạc mắt).

Tuy nhiên thông thường các bệnh lý về gan ít khi biểu hiện các triệu chứng. Ngoài ra, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng được thực hiện đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý về gan, chẳng hạn như:

  • Người uống nhiều rượu, người lạm dụng rượu.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về gan.
  • Thừa cân béo phì, đặc biệt là khi có tình trạng đái tháo đường hoặc tăng huyết áp đi kèm.
  • Đang điều trị bằng các thuốc có thể ảnh hưởng tới gan.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng được thực hiện đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý về gan

Ưu điểm của xét nghiệm tại Genome.

Các xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng, sau khi được lấy máu, mẫu máu sẽ được đưa đi xét nghiệm cho kết quả sau 1 tiếng đến 2 tiếng kể từ khi lấy mẫu.

Trung tâm xét nghiệm hiện đại.

Phương pháp: Tự động hoàn toàn.

Quy trình khép kín.

Hệ thống sử dụng: Cobas C501, Roche, Thụy Sỹ

Thời gian thực hiện: 1-2 giờ

Loại mẫu: Máu tĩnh mạch

Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẵn sàng tư vấn trước và sau xét nghiệm 

Phòng Hóa sinh Huyết học

Quy trình thực hiện

Để kết quả xét nghiệm chức năng gan chính xác, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nên thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan vào buổi sáng.
  • Cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm bởi các loại thức ăn chứa protein, chất béo có thể làm thay đổi các chỉ số tạm thời dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống có ga, nước ngọt, trà, sữa ít nhất 6 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hiện đang sử dụng để có được sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ.

Tất cả các xét nghiệm đánh giá chức năng gan được nêu ở trên đều là xét nghiệm máu, và chúng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể.

Phòng lấy mẫu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ