Cố vấn chuyên môn Genome – TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà

Trung tâm Xét nghiệm Genome, một trong những đơn vị xét nghiệm chuyên sâu hàng đầu tại Việt Nam, đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào sự đóng góp của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Trong đó, không thể không nhắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà – chuyên gia hàng đầu về thalassemia tại Việt Nam.

Với tư cách là Cố vấn chuyên môn cấp cao tại Trung tâm xét nghiệm Genome, TS Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp tham gia vào việc xây dựng triển khai các quy trình xét nghiệm mới, tư vấn cho bệnh nhân, đào tạo CBNV...

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà hiện đang là cố vấn chuyên môn cao cấp tại Genome.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà hiện đang là cố vấn chuyên môn cao cấp tại Genome.

1. Quá trình công tác của TS Nguyễn Thị Thu Hà

– 2004 – 2009: Bác sĩ khoa Tế bào tổ chức học, khoa Huyết thanh học nhóm máu, khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú của Viện Huyết học – Truyền máu TW.

– 2010 – 2011: Phó trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp I, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

– 8/2011- 4/2013: Phụ trách Đơn vị Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

– 4/2013 – 12/2016: Phó giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

– 12/2016 đến nay: Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

* Trong đó, những lĩnh vực chuyên môn sâu của TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà bao gồm:

– Bệnh lý tan máu bẩm sinh (Bệnh Thalassemia, hồng cầu hình cầu, thiếu men G6PD…)

– Một số rối loạn chuyển hóa sắt: Thiếu sắt, thừa sắt…

– Bệnh lý thiếu máu

2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà

Các công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà không chỉ mang tính lý thuyết cao mà còn có ý nghĩa thực tiễn giá trị.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà báo cáo tại hội nghị HASAM 2023 với chủ đề: “Giải quyết gánh nặng Thalassemia tại Việt Nam - Chủ động phòng tránh từ bố mẹ”
TS Nguyễn Thị Thu Hà báo cáo tại hội nghị HASAM 2023 với chủ đề: “Giải quyết gánh nặng Thalassemia tại Việt Nam – Chủ động phòng tránh từ bố mẹ”

– Tổng quát về xây dựng quy trình sàng lọc thalassemia tại Việt Nam.

– Bước đầu nghiên cứu biến chứng tim mạch ở bệnh nhân thalassemia.

– Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và đột biến gen ở bệnh nhân beta thalassemia/HbE.

– Đánh giá kết quả điều trị thải sắt bằng deferasirox ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học truyền máu TW (2016).

– Bước đầu nghiên cứu chẩn đoán trước sinh và tìm kiếm tế bào gốc ở gia đình bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học truyền máu TW năm 2014 – 2015.

– Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở học sinh THPT có mang gen bệnh thalassemia.

– Đặc điểm một số chỉ số huyết học ở người mang gen thalassemia độ tuổi 12 tuổi đến 15 tuổi.

– Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số huyết học ở học sinh phổ thông có thiếu sắt.

– Khảo sát nguy cơ di truyền gen bệnh huyết sắc tố và thalassemia ở 6 dân tộc sinh sống tại một số tỉnh miền Bắc.

– Khảo sát tình hình mang gen thalassemia và bệnh huyết sắc tố ở một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

3. Những thành tích nổi bật trong hoạt động chuyên môn

– Xây dựng phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh thalassemia.

– Xây dựng phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt.

– Xây dựng quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia.

– Phối hợp với cơ quan dân số, chính quyền địa phương, tổ chức từ thiện để Triển khai các chương trình sàng lọc thalassemia, phòng bệnh thalassemia tại cộng đồng, tại tuyến y tế cơ sở (tại Hà Nội, Tuyên Quang).

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ