Sinh thiết lỏng
Sinh thiết lỏng là xét nghiệm phát hiện các đoạn DNA tự do của khối u tuần hoàn trong máu (circulating tumor DNA – ctDNA). Đây là một phương pháp không xấm lấn, có độ nhạy cao, hiệu quả trong việc phân lập và nhận diện đoạn ctDNA từ huyết tương của bệnh nhân ung thư hoặc nghi ngờ có khối u. Việc phân tích thông tin của những đoạn DNA này cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị của bệnh nhân ung thư.
Cancernext Liquid 5 của Genome là: Xét nghiệm sinh thiết lỏng bao phủ 99 Hotspots của 5 gen ung thư phổ biến: EGFR, KRAS, BRAF, HER2, MET.
Phạm vi xét nghiệm của Cancernext Liquid 5
Đột biến gen EGFR: 43 biến thể
- Exon 18: Đột biến G719X (X = A/S/C/D), G721 (A/S), S720F
- Exon 19: 33 đột biến mất đoạn và độtbiến điểm
- Exon 20: đột biến T790M
- Exon 21: đột biến L858R
Đột biến gen KRAS: 41 biến thể
Đột biến gen BRAF: V600E,
Đột biến gen HER2: 13 biến thể
Đột biến MET: Del Ex14
Phương pháp xét nghiệm
Kỹ thuật Digital PCR – dPCR
- LOD (limit of detection): VAF ≥0.2%
- Độ nhạy, độ đặc hiệu: ≥ 99%
Loại mẫu:
- 7-10ml máu toàn phần (ống Streck)
- 40ml dịch màng phổi
Thời gian trả kết quả: từ 05 ngày
Đối tượng:
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư .
- Bệnh nhân có khối u ở vị trí khó sinh thiết.
- Bệnh nhân cần kết quả xét nghiệm để bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị đích.
- Bệnh nhân đang điều trị đích cần theo dõi kháng thuốc, điều chỉnh phác đồ điều trị đích.
- Bệnh nhân đã kết thúc điều trị, theo dõi tồn dư tối thiểu sau điều trị, dự đoán tái phát, đánh giá sớm hiệu quả điều trị.
Ưu điểm nổi bật của Cancernext Liquid 5
- Là xét nghiệm không xâm lấn, sử dụng công nghệ digital PCR tiên tiến nhất hiện nay giúp phát hiện đột biến ở tần số thấp.
- Bao phủ các biến thể, các dấu ấn sinh học được sử dụng trong các hướng dẫn điều trị và thử nghiệm lâm sàng.
- Thời gian trả kết quả nhanh chóng với chi phí phù hợp.
- Kết quả được ban hành bởi hệ thống PXN đã đạt được chứng nhận từ các chương trình ngoại kiểm quốc tế (EMQN/GenQA).
Đội ngũ chuyên gia đồng hành
PGS.TS. Nguyễn Đăng Tôn Trưởng phòng Phân tích hệ gen, Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. |
TS.BS. Đặng Tiến Trường Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân Y; Phụ trách labo Phân tích DNA, từng là thành viên phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, Viện nghiên cứu Y Dược học. |
TS Nguyễn Thuận Lợi Đơn vị gen – Tế bào gốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. |
TS Nguyễn Ngọc Quang Kỹ thuật y, Trung Tâm Giải Phẫu Bệnh Sinh Học Phân Tử, Bệnh Viện K; Giảng viên thỉnh giảng bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Trường Đại học y Hà Nội |
Trung tâm xét nghiệm hiện đại