HASAM là Hội nghị thường niên của Hội Hỗ trợ sinh sản thành phố Hà Nội, là một trong những Sự kiện uy tín hàng đầu trong ngành. Hội nghị là nơi trao đổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ chuyên gia đến từ các bệnh viện, TTHTSS khu vực phía Bắc và trên cả nước với các báo cáo khoa học chất lượng và hàng trăm đại biểu tham dự mỗi năm. |

Hội thảo khoa học thường niên HASAM 2024
Ngày 08/12 vừa qua, Hội thảo khoa học HASAM với chủ đề “Cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong điều trị vô sinh hiếm muộn” đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của hơn 400 đại biểu là Chuyên gia, Bác sĩ, và Nhân viên y tế trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
Hội thảo mang đến những cập nhật mới nhất về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, từ đó mở ra “cánh cửa hy vọng” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quý báu nhằm cải thiện hiệu quả điều trị.
Báo cáo: “Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ: Giải pháp tiềm năng trong dự phòng rối loạn di truyền” của PGS.TS Đặng Tiến Trường
XEM THÊM THÔNG TIN BÀI BÁO CÁO Ở ĐÂY!

Bài báo cáo “Xét nghiệm trước chuyển phôi: Những tồn tại và giải pháp trong thực hành lâm sàng” của PGS.TS Đặng Tiến Trường, Cố vấn Chuyên môn Cao cấp Genome đã nhận được đánh giá cao về sự chi tiết trong việc phân tích các vấn đề liên quan đến xét nghiệm trước chuyển phôi.
Điểm nhấn đáng chú ý trong bài báo cáo là giới thiệu về phương pháp xét nghiệm PGT thế hệ mới – PGT Total. Theo chia sẻ từ PGS.TS Đặng Tiến Trường, PGT-Total là bước tiến vượt bậc trong sàng lọc di truyền trước chuyển phôi. Trong đó, một số ưu điểm nổi bật của xét nghiệm PGT Total bao gồm:
– Cộng hưởng của ứng dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới và tin sinh học có lẽ sẽ tạo bước tiến mới trong PGT, từ đó mở ra chìa khóa giải quyết nhiều vấn đề trong hỗ trợ sinh sản.
– Giải pháp toàn diện, tích hợp (PGT-A/PGT-SR/PGT-M/HLA Matching) trong mỗi lần giải trình tự.
– Thời gian Set up PGT không còn là vấn đề của bác sĩ, bệnh nhân; được tích hợp đồng thời trong quá trình phân tích trên phôi.
– Không chỉ xác định được các bất thường đơn bội, đa bội (69XXX và 69XXY), một loại tổn thương khá phổ biến, giúp tận dụng các trường hợp 3PN được chỉnh sửa ở ngày 5.
– Xác định các vi mất đoạn phổ biến, không cần phải dùng tới PGT-M

PGS.TS Đặng Tiến Trường
Chức danh: Chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu, Học viện Quân y; thành viên Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, viện Nghiên cứu Y Dược học.
Cố vấn chuyên môn cao cấp Genome
PGS.TS Đặng Tiến Trường được đào tạo chuyên sâu về phân tích di truyền tại các đơn vị hàng đầu trong và ngoài nước. TS Trường tham gia và chủ trì thực hiện nhiều nghiên cứu về phân tích di truyền trước làm tổ ở cấp quốc gia và hợp tác quốc tế như: Đánh giá độ chính xác của kỹ thuật NGS trong sàng lọc lệch bội trước làm tổ (2016, Hợp tác ĐHQG Singapore); Đánh giá đa hình của một số marker STR trong phân tích di truyền trước làm tổ Hemophilia A (2018, Hợp tác ĐHQG Singapore); Kỹ thuật làm giàu DNA phôi thai cải thiện độ chính xác của kỹ thuật NIPT (2019, Quốc gia)…