Bài báo cáo poster tại HASAM 2022
Nhóm tác giả: Đặng Tiến Trường1, Bùi Thu Anh2, Trần Hồng Loan2, Nguyễn Lệ Thủy3 1Học viện Quân y; 2Genome, 3Trung tâm IVF Tâm Anh Hà Nội |
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do giới hạn về kỹ thuật, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) bao gồm mất đoan/lặp đoạn nhỏ (<2Mb) không thể phát hiện bằng các bộ Kit thương mại của PGT-A và PGT-SR. Các phương pháp thực hiện PGT-SR hiện nay có thể phát hiện được các vi mất đoạn/ lặp đoạn >2 Mb (Reproseq, Thermofisher), >7 Mb (PGSeq, PerkinElmer), >5 Mb (Veriseq PGS kit, illumina). Áp dụng kỹ thuật phân tích liên kết gen các chỉ thị STR, các trường hợp mất, lặp đoạn nhỏ có thể được phát hiện bằng phương pháp gián tiếp.
MỤC TIÊU
Báo cáo ca bệnh lâm sàng phát hiện phôi mang đột biến mất đoạn nhở và đột biến điểm trên gen PEX6 gây bệnh rối loạn Peroxisome [1].
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
Hình 1: Quy trình thực hiện xét nghiệm. Cặp vợ chồng khỏe mạnh có hai con bị bệnh, mang đột biến từ bố/ mẹ.
Mẫu máu của hai vợ chồng và con mang bệnh được thu thập và giải trình tự sanger phát hiện vợ mang đột biến điểm c.1037A>G, người chồng mang đột biến mất đoạn 6p21.1 del:~300 Kb (đoạn bị mất chứa đột biến điểm c.1037A>G) trên gen PEX6.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Hình 2: Vị trí các chỉ thị STR, đột biến c.1037A>G và 6p21del:300kb
Hình 3: Phân tích haplotype trên mẫu gia đình
Hình 3: Phân tích haplotype trên mẫu phôi
Hình 4: Kết quả xét nghiệm phôi.
KẾT LUẬN
- Thiết lập thành công bộ STR liên kết đột biến điểm c.1037A>G và vi mất đoạn 6p21del:300kb trên gen PEX6.
- Phát hiện thành công phôi mang đột biến điểm c.1037A> và mất đoạn 6p21del:300kb trên gen PEX6.
Tài liệu tham khảo
- Raas-Rothschild, A., et al., A PEX6-defective peroxisomal biogenesis disorder with severe phenotype in an infant, versus mild phenotype resembling Usher syndrome in the affected parents.Am J Hum Genet, 2002. 70(4): p. 1062-8.