Ca bệnh sử dụng STR kiểm soát được sai trong PGT – M tại Genome

Đặt vấn đề

Xét nghiệm rối loạn di truyền đơn gen trước chuyển phôi (Preimplantation genetic testing for monogenic disorders, PGT-M) là một công cụ hiệu quả đối với bệnh nhân có nguy cơ cao truyền lại những bất thường về gen cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, xét nghiệm PGT-M tiềm tàng nhiều nguy cơ dẫn đến sai lệch kết quả. Sự không phù hợp giữa kết quả xét nghiệm PGT-M và trạng thái thực tế của phôi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Xây dựng một quy trình chẩn đoán có thể kiểm soát sai số trong PGT-M là yêu cầu thực tế của tất cả các phòng lab thực hiện xét nghiệm PGT-M. Kỹ thuật phân tích STR liên kết với gen tổn thương được ưu tiên sử dụng kiểm soát sai số trong PGT-M do ADO và ngoại nhiễm. Báo cáo này mô tả hai ca bệnh điển hình kĩ thuật phân tích liên kế với gen tổn thương đã giúp kiểm soát sai số do chẩn đoán trực tiếp bằng phương pháp giải trình tự đã được thực hiện ở Genome.

Mục tiêu

 Thiết lập quy trình chẩn đoán PGT-M thực hiện đồng thời hai phương pháp chẩn đoán trực tiếp và gián tiếp để kiểm soát sai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Hình 1: Quy trình xét nghiệm PGT-M được thực hiện ở Genome.

Kết quả

Ca bệnh 1: Một gia đình gồm vợ 31 tuổi mang đột biến điểm c.997 C>T trên gen FLVCR2 gây bệnh chậm phát triển trí tuệ, chồng không mang đột biến. Cặp vợ chồng có tiền sử bệnh xảy thai. Hai vợ chồng tham gia chu trình thụ tinh ống nghiệm. PGT-M đã được thiết lập trên gia đình và tiến hành phân tích trên các mẫu tế bào phôi.

Hình 2: Kết quả chẩn đoán trực tiếp bằng giải trình tự Sanger cho thấy phôi đều không gen FLVCR2 c.997 C>T.

Hình 3: Kết quả chẩn đoán gián tiếp bằng bộ haplotye liên kết với gen FLVCR2 cho thấy phôi mang gen FLVCR2 c.997 C>T.

Kết luận ca bệnh 1:

Phôi mang gen FLVCR2 c.997 C>T

Hiện tượng ADO xảy ra khi giải trình Sanger làm sai lệch kết quả chẩn đoán trực tiếp.

Ca bệnh 2: Cặp vợ chồng mang đột biến gây bệnh alpha thalassemia, chồng 37 tuổi mang đột biến điểm HbCs (αα/αCSα), vợ 39 tuổi không mang đột biến điểm HbCs (αα/αCSα). Cặp vợ chồng đã có một con trai 2 tuổi bị bệnh. Hai vợ chồng tham gia chu trình thụ tinh trong ống nghiệm và thu được 3 phôi ngày 5. PGT-M đã được thiết lập trên gia đình và tiến hành phân tích trên các mẫu tế bào phôi.

Hình 5: Kết quả chẩn đoán trực tiếp bằng giải trình tự Sanger cho thấy cả ba phôi đều không mang đột biến điểm HbCs (αα/αCSα).

Hình 6: Kết quả chẩn đoán gián tiếp bằng bộ haplotype STR cho thấy phôi 3 mang 1 alen có trao đổi chéo chứa vị trí đột biến.

Kết luận ca bệnh 2: Cả ba phôi đều không mang đột biến điểm HbCs (αα/αCSα).

Hiện tượng trao đổi chéo ở thời kỳ giảm phân, hình thành giao tử và tạo thành phôi 3 không mang đột biến HbCs.

Kết luận

Kết hợp chẩn đoán trực tiếp và gián tiếp là một tiêu chuẩn vàng trong xét nghiệm PGT-M.

Các cá bệnh tiêu biểu xảy ra hiện tượng ADO và trao đổi chéo đã chứng minh tầm quan trọng của việc kết hợp chấn đoán bằng hai phương pháp.

RnD Genome

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ TƯ VẤNTRA CỨU KẾT QUẢ